Khoai tây giảm đau đầu

Một trong những nguyên nhân gây đau đầu là do cơ thể thường mất nước và kali. Vì vậy bổ sung thêm nước và hàm lượng kali cao từ khoai tây sẽ giảm nhanh triệu chứng này.

Khoai tây (mới thu hoạch) để cả vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, dùng máy xay sinh tố, hoặc giã nát, chắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong. Uống trước bữa ăn nửa giờ.

Uống một ly nước khoai tây mỗi ngày hỗ trợ trong điều trị cao huyết áp, kiểm soát cân nặng.

Khoai tây nướng chín, bóc vỏ, ăn lúc còn nóng, điều hòa chức năng tiêu hóa. Đối vói cảm nắng, nhức đầu, sốt dùng khoai tây rửa sạch, thái nhiều lát mỏng đặt lên trán và thái dương.

photo-1629389591845

Khoai tây giàu Kali giảm đau đầu

Cách chế biến: Có thể chế biến khoai tây theo nhiều công thức khác nhau. Lưu ý sử dụng khoai tây tươi, không dùng các củ khoai tây đã mọc mầm hay vùng khoai tây có mầm gây ngộ độc.

Y học hiện phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn đặc biệt, có thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, gây viêm dạ dày, chán ăn, tiêu hóa kém.

Khoai tây luộc chín là một loại thuốc dân gian Nga để chữa một số bệnh về tim. Người dân Nhật Bản thường sử dụng nước ép khoai tây để điều trị viêm gan.

Sử dụng hạnh nhân 

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, hạnh nhân cung cấp một nguồn năng lượng rất tốt như riboflavin, mangan và đồng.

Riboflavin còn được gọi là vitamin B2 giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và giải phóng năng lượng từ carbohydrate. Các nguyên tố vi lượng này giúp tăng cường năng lượng trong cơ thể. Một lợi ích khác của hạnh nhân là lượng magiê cao. Vitamin B2 và magiê có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau nửa đầu Migraines.

Magiê còn là một khoáng chất kiểm soát lượng đường trong máu. Khi bổ sung magiê từ hạnh nhân có thể giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa, ngăn ngừa stress, giảm đau đầu.

photo-1629389593870

                             Hạnh nhân giàu Vitamin B2 và Magiê hỗ trợ điều trị bệnh đau nửa đầu

Cách chế biến:

- Hạnh nhân (30g) bỏ vỏ, sao vàng, nghiền bột nấu chung với gạo thành cháo. Chia ăn trong ngày vào lúc đói bụng.

- Trà hạnh nhân, hoa cúc hàng ngày, giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hạ huyết áp.

- Cháo hạnh nhân, ý dĩ, gạo lứt (hạnh nhân 8g, trần bì 6g, hạt ý dĩ 30g, gạo lứt 100g). Hạnh nhân, trần bì sắc lấy nước, cho ý dĩ và gạo lứt vào nấu chín. Trị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ăn uống kém, mệt mỏi, ngủ hay mơ, buồn bực trong lòng.

Vừng đen cũng có tác dụng giảm đau 

Vừng đen, theo các nghiên cứu của y học hiện đại, vừng đen có hàm chứa chất béo, chất albumin, chất diệp toan, kích thích tố… tác dụng chống lão hóa, có thể ức chế các tế bào tự do trong cơ thể, chống xơ cứng động mạch, tăng lượng tế bào máu…

Theo y học cổ truyền, vừng đen bổ gan thận, bổ huyết, nhuận tràng. Chữa suy nhược cơ thể, đau đầu, hoa mắt, ù tai, tóc bạc sớm, da khô.

photo-1629389594905

Vừng đen tăng cường sức khỏe, giảm đau đầu

Cách chế biến:

-Vừng đen 250g, nước gừng tươi 100ml. Cho vừng vào máy xay sinh tố, xay thành bột lỏng, thêm mật ong 60ml, đường phèn 60g. Đun cách thủy 30 phút. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 -20 ml.

Vừng đen 25g, hạnh nhân 25g, rượu trắng 500 ml. Ngâm 2 tuần là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

-Vừng đen 20g, phục linh 25g, bột mì, mật ong vừa đủ. Phục linh và vừng đen giã nát trộn bột mì và mật ong vào, hấp chín.

- Cháo vừng đen gạo lứt (vừng đen 20g, gạo lứt 50g), vừng đen rang chín nấu cháo gạo lứt, có thể thêm đường ăn nóng. Ăn thường xuyên để tăng cường thể lực, phòng chống được bệnh tật.

Theo suckhoedoisong.vn