Nông Thị Thiêng trình diễn áo dài dân tộc mang tên "Sắc màu biên cương", lấy cảm hứng từ thiên nhiên núi rừng phía Bắc.

 

Phạm Minh Phương diện mẫu đồ lấy ý tưởng từ Tố nữ đồ (thể loại tranh Tứ Bình thể hiện bốn thiếu nữ Việt Nam
trong trang phục xưa vấn tóc đuôi gà, mặc áo ngũ thân thời Nguyễn).

 

Trương Quỳnh Ngọc trong trang phục truyền thống nguyên bản của người phụ nữ dân tộc Khmer.
Bộ đồ gồm hai phần chính là sabay và sarong, được tô điểm bằng trang sức.

 

Phan Dạ Quỳnh diễn váy áo của người Mông. Họa tiết, hoa văn trên trang phục là sự phối màu cũng như đan xen,
thay đổi chất liệu bằng các mảng trơn, nổi.

 

Đặng Thanh Ngân khoác bộ trang phục của phụ nữ Lô Lô.

 

Lê Trần Bình An diện đồ của người Mông với sự phối hợp giữa các màu nóng.
Hoa văn trên trang phục ngoài biểu hiện tâm tư tình cảm còn là tiêu chuẩn đánh giá tài năng và phẩm hạnh của các cô gái người Mông.

 

Bùi Minh Anh với trang phục của người Mạ.

 

Lê Thị Thu Tâm diện đồ của người Dao. Gam màu chủ đạo thường là gam màu đỏ, xanh biểu trưng cho sự ấm áp, no đủ và hạnh phúc.
Phụ nữ Dao thích dùng chiếc ô màu sắc, vừa có tác dụng che mưa, nắng vừa làm vật trang sức cho mình, tạo nên nét duyên dáng.

 

Nguyễn Đăng Triều diện trang phục cưới của người Dao Đỏ.
Trang phục này sẽ được chôn cất với người con gái sau khi mất, để kết nối được tổ tiên của họ.

 

Nguyễn Thị Hương Quỳnh diện trang phục dân tộc Lự.

 

Bùi Thị Thanh Thủy trong bộ áo tứ thân, họa tiết trống đồng nhằm gửi gắm về vẻ đẹp đức tính sắc son tần tảo của người phụ nữ Việt Nam.
Từ 100 thí sinh sơ khảo, ban giám khảo chọn ra top 32 vào bán kết và chung kết (ngày 28/11 ) ở Đắk Nông. Người thắng cuộc sẽ kế nhiệm hoa hậu Khánh Ngân, làm đại sứ các chương trình quảng bá du lịch trong nước.

 

Theo vnexpress