leftcenterrightdel
Cô giáo Nguyễn Như Sinh đã tạo nên những bức tranh từ lá cây vô cùng độc đáo. 

Cô giáo âm nhạc mê... nhặt lá

Cô giáo Nguyễn Như Sinh hay còn gọi là Út Sinh ở xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nổi tiếng với tài làm tranh từ lá cây khô.

Giới thiệu về khu trưng bày tranh của mình, cô giáo Sinh cho biết, từ nhỏ chị đã đam mê nghệ thuật, khéo tay, luôn thích sáng tạo, biến hóa những món đồ tưởng chừng như bỏ đi thành những sản phẩm đẹp mắt.

Lớn lên, chị thi vào Học viện Âm nhạc Huế để theo đuổi đam mê nghệ thuật. Ra trường, chị làm giáo viên âm nhạc trong trường học tại quê nhà ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam.

"Trong thời gian này, tôi cũng rất thích vẽ và làm đồ handmade. Tôi thường hay làm những bức tranh, thiệp từ lá phượng… để tặng bạn bè", chị Sinh nhớ lại.

leftcenterrightdel
Những ngày đầu tiên, chị đã phải lặn lội đi khắp nơi để nhặt từng chiếc lá bồ đề rụng về nghiên cứu, chế tác. 

Sau khi công việc ổn định, chị bắt đầu khởi nghiệp bằng mô hình làm trầm hương mỹ nghệ và làm hương. Những năm gần đây, khi thị trường có nhu cầu cao với những sản phẩm độc đáo, chị Sinh bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu một cách nghiêm túc về dòng tranh làm từ lá cây bồ đề.

"Tôi chọn lá bồ đề để làm tranh bởi loại lá này rất đẹp mắt và có tạo hình trái tim rất ý nghĩa", chị Sinh tiết lộ.

leftcenterrightdel
Đến nay chị đã có trên 2.000 bức tranh sáng tạo từ lá cây khô, được bán cho khách hàng khắp các tỉnh, thành. 

Những ngày đầu tiên thực hiện ý tưởng, chị đã phải lặn lội đi khắp nơi nhặt từng chiếc lá bồ đề rụng về nghiên cứu. Sau đó chị đã phải thức nhiều đêm vẽ phác họa chi tiết các bức tranh.

Bức tranh đầu tiên ra đời, chị mất rất nhiều công sức, vừa làm vừa sửa, mất khoảng 10 ngày, lá lại dán bằng hồ nên tranh chưa được đẹp, độ bền chưa cao.

"Tôi không nhớ nổi số lần xé bỏ hay gỡ ra làm lại của những bức tranh đầu tiên. Nhưng càng làm, càng quen, đến nay tôi đã tự tin mình thành thạo tất cả các công đoạn rồi", chị Sinh chia sẻ.

Chủ đề chính trong các bức tranh của chị chủ yếu là tranh phong thủy về các linh vật hoặc thư pháp. Thông qua tranh, chị muốn mang đến những điều may mắn và cả những câu chuyện ý nghĩa gửi gắm vào những chiếc lá.

Đến nay chị đã có trên 2.000 bức tranh sáng tạo từ lá cây khô, được bán cho khách hàng khắp các tỉnh thành ở Việt Nam. Đây là một món quà, vật chưng phong thủy được mọi người ưa thích.

"Hái" ra trăm triệu

Để cho ra thị trường các sản phẩm tranh lá bồ đề đầy ý nghĩa, chị Sinh đã phải mất khoảng 2 tháng để lựa chọn, xử lý nguyên liệu. Đầu tiên là khâu chọn lá, chỉ những chiếc lá già mới được sử dụng vì gân lá cứng, khó gãy, độ bền lâu hơn.

leftcenterrightdel
 Sau khi nhặt về, lá sẽ được ngâm nước đến khi thịt lá mềm ra.

Sau khi nhặt về, lá sẽ được ngâm nước cho thịt lá mềm ra. Đến lúc này, chị Sinh sẽ dùng bàn chải chà lên mặt lá để loại bỏ phần thịt, chỉ còn lại phần gân. Gân lá còn lại sẽ được phơi khô, xử lý, nhuộm màu vàng, trắng… phù hợp với từng loại tranh và tạo ra nét riêng cho tranh.

"Khó nhất và tốn rất nhiều công sức nhất là công đoạn chà gân lá này, phải giữ sao cho lá khỏi bị rách, nếu chà mạnh sẽ làm hư lá và gãy luôn những đường gân mỏng manh", chị Sinh giải thích.

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, công đoạn tiếp theo là chế tác. Trước tiên, chị suy nghĩ ý tưởng, định hình tác phẩm.

Tùy theo ý tưởng mà chị lựa chọn các loại lá có kích thước, thích hợp. Cuối cùng là khâu hoàn thiện sản phẩm, đóng khung hoặc ép nhựa…

leftcenterrightdel
 Khi thịt lá mềm, chị sẽ dùng bàn chải chà lên thân lá để loại bỏ phần thịt, chỉ còn lại phần gân.

"Mỗi công đoạn đều thực hiện bằng tay nên mất rất nhiều thời gian. Đồng thời, đòi hỏi người làm phải kiên trì và có sự tỉ mỉ, tinh tế mới cho ra tác phẩm ưng ý", chị Sinh chia sẻ.

Theo chị Sinh, giá của mỗi bức tranh làm từ lá bồ đề dao động từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng tùy kích thước và độ khó. Ngoài bán tranh cho các khách hàng đặt trước, chị còn gửi tranh đi tham dự các hội chợ, triển lãm... Nhờ đó, tranh của chị ngày càng được nhiều người biết đến và bán khá chạy.

"Trung bình mỗi năm tôi bán được hơn 500 bức tranh từ lá cây khô. Nếu trừ hết các chi phí thì có thể thu lãi khoảng 300 triệu đồng. Sắp tới, tôi sẽ mở rộng thêm nơi trưng bày và sản xuất thêm dòng tranh độc lạ hơn từ lá khô", chị Sinh tiết lộ.

leftcenterrightdel
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, công đoạn tiếp theo là chế tác. 
leftcenterrightdel
Tùy theo ý tưởng và mong muốn của khách mà chị lựa chọn các lá có kích thước thích hợp. 
leftcenterrightdel
 Cuối cùng là khâu hoàn thiện sản phẩm, đóng khung hoặc ép nhựa…
leftcenterrightdel
 Mỗi bức tranh của chị Sinh đều có màu sắc bắt mắt và độ tinh xảo rất cao.
leftcenterrightdel
 Trung bình mỗi năm chị Sinh bán được hơn 500 sản phẩm từ lá cây khô.

Theo dantri