Cứ mỗi dịp đến Tết Hàn thực, các gia đình Việt lại quây quầy bên nhau thưởng thức những món bánh trôi, bánh chay ngọt ngào, thanh mát. Nếu như mỗi chúng ta đều không thể nào quên hương vị đặc trung của món truyền thống dân tộc thì hãy thử tìm hiểu xem những nước châu Á khác, họ thưởng thức loại bánh trôi khác với chúng ta như thế nào nhé!

Tết bánh trôi bánh chay – nét đẹp truyền thống người Việt

Ở Việt Nam, cứ mỗi dịp mồng 3 tháng 3 Âm lịch người ta thường làm bánh trôi nước, bánh chay để bày cỗ bàn, cúng gia tiên.

Bánh trôi bánh chay, còn được gọi là bánh Hàn thực, là các món đặc trưng của ngày lễ này bởi từ nguyên liệu, hình thức, hương vị của các loại bánh này đã thể hiện được rõ nét về lối sống, văn hóa lúa nước và mơ ước rất riêng của người Việt.

Bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Đó là những nét ẩm thực đã ăn sâu vào tiềm thức, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người ta lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay.

Mùi thơm của đỗ xanh, sự ngọt ngào của đường mật đã trở thành không khí Tết Hàn thực rất riêng của người Việt và cũng là dịp để con người hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên để thể hiện lòng thành kính, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

Bánh trôi Nhật Bản Azuki Dango

Không giống món bánh trôi nước mang phong vị truyền thống của Việt Nam, tại xứ sở hoa anh đào, món bánh trôi Azuki Dango, được làm từ bột gạo dẻo, nhân đậu đỏ ngọt lịm khó cưỡng.

Khác với bánh Việt Nam, bánh trôi Nhật được hấp và sau đó xiên bằng que tre nhỏ, rưới nước sốt và rắc bột đậu nành lên bề mặt bánh.

Bánh trôi thường được ăn với trà xanh để giảm độ ngọt của nhân. Người Nhật ăn món bánh này quanh năm, nhưng mỗi thời điểm trong năm sẽ ăn một loại khác nhau.

Bánh trôi Trung Quốc

Với đôi nét tương đồng về văn hoá, cách làm bánh trôi nước trong ngày Tết Hàn thực ở Trung Quốc cũng khá giống với người Việt Nam. Cũng từ những nguyên liệu đặc trưng của nền văn hoá lúa nước: gạo nếp thơm, song cách làm nhân bánh trôi của người Trung Quốc lại rất khác.

Người miền Bắc Trung Quốc làm bánh trôi gọi là "bánh trôi lăn", cách làm cụ thể là: lấy vừng, lạc, hoặc đỗ trộn với đường làm nhân, viên thành từng viên nhỏ, rồi ngânm nước, lấy mẹt đựng bộ nếp, rồi bỏ những viên nhân đã ngấm nước vào mẹt, lắc đi lắc lại, bột nếp dính đầy vào nhân, thành những viên tròn to gần bằng quả trứng gà là được.

Trong khi đó người miền Nam thì thường tự gói bánh trôi. Họ lấy nước nóng trộn bột nếp, rồi lấy lạc tây, lạc, vừng, táo tàu và đỗ nấu nhiễn trộn với nhau để làm nhân, lấy bột gói nhân viên thành từng viên nhỏ tròn trĩnh.

Bất kể là bánh trôi của miền Năm hay miền Bắc, đều luộc chính rồi mới ăn, ăn mềm và thơm ngon. Theo cách nói đồng âm trong tiếng Hán, bánh trôi có ngụ ý là đoàn tụ và trọn vẹn.

Bánh trôi của Hàn Quốc

Nếu đang băn khoăn bánh trôi Hàn Quốc khác gì bánh trôi Việt Nam thì câu trả lời đó chính là phần nhân bánh của Hàn Quốc được phá cách với các loại hạt và bên ngoài phủ một lớp cacao cực hấp dẫn.


Chúng ta sẽ bất ngờ hơn khi biết rằng ngoài món bánh trôi với nhân ngọt thì Hàn Quốc còn có loại bánh trôi nhân mặn với rau và thịt.

Bánh trôi nước Singapore

Trong danh sách này, có lẽ món bánh trôi tang yuan của người Singapore là nhiều màu sắc và hấp dẫn nhất.

Những viên bánh trôi ngũ sắc với các màu trắng, hồng, xanh,.. nhìn mới lạ và vui mắt. Bánh còn rất thơm vì người Singapore thường cho thêm lá dứa và gừng vào nồi nước luộc bánh.

Theo vtv