Trước khi bạn quyết định loại bỏ hay trốn tránh tình yêu vì điều gì đó, trước hết hãy tìm hiểu xem phải động cơ của bạn là gì và lý do tại sao khiến bạn cảm thấy như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do của việc vì sao bạn không muốn yêu và cách giải quyết nó, từ đó giúp bạn hình thành nên các mối quan hệ tích cực hơn.

Sợ bị tổn thương

Lý do khiến bạn muốn trốn tránh tình yêu có thể là vì bạn sợ bị tổn thương. Điều này xuất phát từ nỗi sợ hãi về những điều chưa biết, ví dụ như những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ với tình yêu cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Trong những trường hợp khác, việc chứng kiến các mối quan hệ đổ vỡ của người khác dẫn đến bất ổn và xung đột có thể đã làm hỏng toàn bộ ý tưởng về tình yêu trong bạn.

Đặc biệt, với những mối quan hệ thân thiết được đánh dấu bằng tình yêu sâu đậm, có nhiều khả năng đã khơi dậy sự căm ghét sâu sắc trong bạn nếu mối quan hệ đó tan vỡ. Sự phản bội trong quá khứ có thể để lại vết thương tình cảm sâu sắc, khiến việc tưởng tượng mình sẽ yêu lần nữa trong tương lai trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Thích độc thân

Trong khi nhiều người thích được ở trong một mối quan hệ ràng buộc, thì cũng có nhiều người khác lại thấy độc thân mang lại nhiều lợi ích hơn. Đôi khi có thể là do bạn không muốn có trách nhiệm trong một mối quan hệ hoặc cũng có thể do bạn chưa sẵn sàng cho một cam kết nghiêm túc.

ly do1

Ảnh minh họa

Đối với một số người, việc không muốn yêu bắt nguồn từ việc lo ngại rằng tình yêu sẽ cản trở bạn đạt được mục tiêu của mình. Nếu bạn đã chứng kiến gia đình, bạn bè và những người khác trong cuộc sống của bạn gác lại ước mơ kết hôn và nuôi dạy một gia đình, bạn sẽ càng cảm thấy rằng nỗi sợ hãi của mình là chính đáng.

Trong suy nghĩ của nhiều người, yêu nhau rồi sau đó sẽ là hôn nhân và những đứa trẻ. Nếu bạn không muốn kết hôn hoặc sinh con, suy nghĩ yêu và ổn định cuộc sống có thể dẫn đến lo sợ rằng nó sẽ cản trở sự độc lập của bạn.

Khó có lòng tin vào người khác

Việc không muốn yêu đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề về việc thiếu niềm tin vào đối phương cũng như mối quan hệ. Bạn cảm thấy lo lắng về việc trở nên gắn bó với ai đó và có khả năng đánh mất họ hoặc thậm chí bạn luôn có cảm giác rằng bạn là người không thể yêu thương. Thay vì đối mặt với khả năng bản thân sẽ bị từ chối, bạn muốn quyết định tránh khỏi tình yêu hoàn toàn.

Nhưng dù lý do là gì, điều quan trọng là bạn phải thành thật về lý do tại sao bản thân không muốn yêu. Nếu không chắc tại sao mình không muốn yêu, bạn có thể cân nhắc tìm hiểu thêm vấn đề này với sự trợ giúp của các chuyên gia trị liệu tâm lý. Bởi lẽ, hiểu rõ lý do có thể giúp bạn vượt qua những rào cản của mình để tiến tới một mối quan hệ tích cực hơn.

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi khi yêu?

Nếu bạn lo sợ rằng một ngày nào đó bạn có thể hối tiếc vì đã không yêu, thì hãy tham khảo những cách sau giúp bạn dễ dàng giải quyết nỗi sợ hãi của mình cũng như cởi mở hơn với những người xung quanh.

Cân nhắc ưu và nhược điểm

Nếu bạn vẫn đang vật lộn với ý nghĩ rằng bản thân sẽ không bao giờ yêu, vậy trước hết hãy dành thời gian suy nghĩ về những ưu và nhược điểm của việc không bị ràng buộc tình cảm này.

Về mặt tích cực, việc né tránh tình yêu sẽ giúp bạn không phải đối mặt với sự đau lòng nếu chẳng may mối quan hệ không được suôn sẻ. Bạn cũng sẽ không phải hy sinh sự tự do của mình hoặc trì hoãn các mục tiêu của mình để nhường chỗ cho sự xuất hiện của một người khác trong cuộc đời mình.

Tuy nhiên, một số hạn chế tiềm ẩn có thể tồn tại khi bạn không để tình yêu “len lỏi” vào trong cuộc sống của mình. Ví dụ điển hình là bạn sẽ không có ai đó để chia sẻ kinh nghiệm sống của mình hoặc để dựa vào trong những thời điểm khó khăn.

ly do 2

Ảnh minh họa

Nói chuyện với một nhà trị liệu

Nếu cảm xúc của bạn liên quan đến các vấn đề về lòng tự trọng, sự gắn bó hoặc dễ bị lo lắng, thì bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng đối phó để giúp bạn điều hướng các mối quan hệ lãng mạn thành công hơn. Có nhiều hình thức điều trị khác nhau, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức, có thể giúp điều chỉnh lại cách bạn nghĩ về tình yêu và các mối quan hệ xung quanh.

Cố gắng cởi mở hơn với người khác

Nếu nỗi sợ hãi của bạn bắt nguồn từ nỗi sợ bị tổn thương, hãy bắt đầu bằng cách mở lòng với bạn bè thân thiết và các thành viên trong gia đình.

Nên thường xuyên nói về cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm của mình với họ. Khi bạn cảm thấy thoải mái hơn với việc chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc sâu kín nhất của mình, bạn có thể dễ dàng mở lòng hơn, kể cả với những người mới gặp.

Theo giadinhonline.vn