leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Từ đó, anh ấy cũng cắt đứt mọi liên lạc với gia đình, tôi dự định sẽ gửi đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết được ly hôn. Tuy nhiên, tôi không biết rõ địa chỉ của chồng tôi ở nước ngoài. Vậy trong trường hợp này tôi có thể làm thủ tục ly hôn được không?

Trả lời:

 Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật Đồng đội cho biết, theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Tuy nhiên, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài có một số điểm khác so với thủ tục ly hôn trong nước. Hiện nay việc ly hôn có yếu tố nước ngoài vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết trên thực tế.

Khái niệm về hôn nhân và quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Căn cứ vào khoản 1 và khoản 25, Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:

- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

- Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Nghị định 138/2006/NĐ-CP về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài quy định:

- "Người nước ngoài" là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.

 "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài" là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Thế nào là xuất khẩu lao động chui?

Xuất khẩu lao động "chui" được hiểu đơn giản là việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài không thông qua các công ty xuất khẩu lao động chính thống mà đi theo con đường tiểu ngạch (hay còn gọi là vượt biên trái phép) không theo các hình thức người Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng được quy định tại Điều 5 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.

Lao động chui thường có các hành vi trốn tránh, che dấu địa chỉ, sử dụng các loại giấy tờ nhân thân giả nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan quản lý nước sở tại. Vì vậy, thường các vụ ly hôn với người có chồng hoặc vợ đang là "lao động chui" gặp khó khăn trong việc không xác định được địa chỉ cư trú để có thể thực hiện được hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định.

Quy trình làm thủ tục ly hôn khi không xác định được địa chỉ của người "lao động chui"

Căn cứ vào tiểu mục 2.1, Mục 2, Chương 2 Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP quy định như sau về ly hôn có yếu tố nước ngoài: "Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài. Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau:

Đối với những trường hợp ủy thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được: Tòa án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Tòa án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Tòa án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung.

Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì chị vẫn được quyền yêu cầu khởi kiện ly hôn với anh B dù không cung cấp được địa chỉ của anh B ở nước ngoài. Tòa án vẫn phải tiến hành thụ lý vụ án và tùy theo sự hợp tác của nhân thân anh B tại Việt Nam để có các cách xử lý phù hợp.

Trường hợp thân nhân anh B hoàn toàn mất liên lạc với anh B thì thông thường sẽ làm thủ tục tuyên bố mất tích với anh B sau đó sẽ tiến hành làm thủ tục ly hôn thông thường.

Theo dantri