Hai hãng bảo hiểm lớn nhất dành cho sinh viên tại Pháp là LMDE do chính sinh viên quản lý và SMEREP do các hãng bảo hiểm y tế tư nhân dành cho sinh viên quản lý. Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp - UEVF đã thiết lập mối quan hệ đối tác chặt chẽ với LMDE, nhằm hướng dẫn và mang lại những điều kiện ưu đãi cho sinh viên Việt Nam khi đăng ký bảo hiểm với LMDE. Ngoài LMDE, còn có hãng bảo hiểm khác là SMEREP.

Web-site của LMDE : www.lmde.com và SMEREP : www.smerep.fr

1. Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Pháp

Tại sao cần mua bảo hiểm?

Việc mua bảo hiểm rất cần thiết vì khi bạn bị đau ốm, bảo hiểm sẽ giúp bạn thanh toán một phần chi phí từ 15% đến 70% tổng chi phí, tùy vào mức độ bảo hiểm bạn đóng và tùy thuộc vào loại bệnh và loại thuốc. Tại các nước đã phát triển như ở Pháp, tiền viện phí, thuốc men rất đắt. Nếu chủ quan không có bảo hiểm thì tiền viện phí bạn phải tự chi sẽ rất lớn. Là sinh viên, bạn được hưởng giá ưu đãi khi đóng bảo hiểm mà vẫn được hưởng những quyền lợi đảm bảo như những người đang đi làm.

Khi nào và lúc nào được mua bảo hiểm?

Khi được nhận vào học tại một trong những cấp học của hệ thống giáo dục của Pháp (BTS, IUT, Université, Grands écoles…), bạn có quyền đươc hưởng chế độ bảo hiểm ưu đãi dành cho sinh viên. Với những trường hợp đặc biệt (mới chỉ là sinh viên học tiếng, hoặc đã là sinh viên trong châu Âu….), bạn có thể đến trực tiếp các hãng bảo hiểm để tìm hiểu xem mình ở dạng nào. Bạn có thể liên lạc với Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp - UEVF để nhận được sự tư vấn giúp đỡ với hãng bảo hiểm đối tác LMDE để tìm ra giải pháp tối ưu.

Hai trường hợp đặc biệt không hưởng chế độ bảo hiểm dành cho sinh viên: Thứ nhất đối với sinh viên đã quá 28 tuổi, bạn nên liên hệ với quỹ bảo hiểm y tế cơ sở (CPAM) gần nhà nhất. Ban có thể tìm thấy địa chỉ của các quỹ bảo hiểm y tế cơ sở tại trang web của quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia www. ameli.fr. Thứ hai là đối với sinh viện nằm trong chương trình trao đổi trong châu Âu. Riêng đối với các BGE, BGF, các bạn được miến phí mua bảo hiểm xã hội của LMDE vì khoản này sẽ do chính phủ Pháp chi trả nhưng bảo hiểm bổ sung (nếu mua) sẽ được mua với mức giá thông thường.

Trong quá trình đăng ký thủ tục vào học, thường là đầu tháng 7 và đầu tháng 9, các cơ sở đào tạo cùng với các hãng bảo hiểm (LMDE, SMREP) sẽ giúp bạn những giấy tờ cần thiết , hướng dẫn bạn đăng ký thủ tục để mua bảo hiểm ngay tại chỗ. Hoặc bạn có thế đến những trụ sở gần nhất của các hãng để mua bảo hiểm nếu trong ngày đăng ký học bạn quên chưa mua bảo hiểm. Đầu mỗi năm học, các chi hội của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp tổ chức đón tiếp tân sinh viên. Đây cũng là dịp để các bạn sinh viên mới đến Pháp được tư vấn về những lợi ích của việc mua bảo hiểm cũng như được hướng dẫn từng bước trong quy trình khám chữa bệnh ở Pháp.

Bảo hiểm ở Pháp

Mua bảo hiểm là cần thiết, vì dịch vụ này bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho bạn trong vấn đề khám chữa bệnh. Bảo hiểm gồm có hai phần :

Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) - Sécurité Sociale: BHXH là một phần bắt buộc của bảo  hiểm y tế - Assurance Maladie. Khi là sinh viên bạn phải đăng ký BHXH dành cho  sinh viên, cập nhật thông tin cá nhân cũng như gia hạn bảo hiểm hàng năm. Khi bạn khám chữa bệnh, BHXH hỗ trợ bạn một phần chi phí, được hoàn trả lại khoảng 35% đến 70% theo mức giá do BHXH ấn định. Và phần còn lại bạn sẽ phải tự chi trả,  hoặc được trợ giúp bởi một loại hình phụ trợ nào đó. Khi tham gia bảo hiểm bạn sẽ được cấp một mã số bảo hiểm (Immatriculation).

Bảo hiểm y tế bổ sung – Mutuelle : Do BHXH không hoàn trả toàn bộ chi phí chăm  sóc sức khỏe vì vậy sinh viên nên mua thêm Bảo hiểm y tế bổ sung để có thể giảm thiểu chi phí y tế, và tăng thêm những điều kiện chãm sóc khác. Có 3 loại hình Bảo  hiểm y tế bổ sung : Khám chữa thông thường (Soins courants), chăm sóc toàn bộ  (Tous soins) và trọn gói (Forfaits). Khoản tiền bảo hiểm bạn được thanh toán tương  ứng với loại hình bảo hiềm bổ sung mà bạn chọn.

Bảo hiểm y tế bổ sung – "CMU (Couverture Maladie Universelle) complémentaire" (www.www.ameli.fr/assures/soins-et-remboursements/cmu-et-complementaires-sante/cmucomplementaire/une-complementaire-sante-gratuite.php) là một dạng bảo hiểm bổ sung dành cho những người có thu nhập thấp hơn một mức quy định của chính phủ Pháp.

Điều kiện để được nộp hồ sơ xin CMU complémentaire:

- Cư trú tại Pháp lâu hơn 3 tháng

- Thu nhập không quá 7 934 euro/năm/người, 11 902 euros/năm/2 người,…

Nếu bạn thấy mình đủ điều kiện để xin CMU complémentaire, bạn hãy đến trung tâm Sécurité sociale Assurance Maladie gần nơi ở để lấy hẹn nộp hồ sơ và được hướng dẫn cụ thể.

Hoặc khi bạn tham gia bảo hiểm của LMDE, bạn có lợi thế biết rõ hơn qua tài liệu hướng dẫn về bảo hiểm xã hội của LMDE do Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp dịch ra tiếng Việt. Các thông tin thêm bạn có thể tìm trên Trang web của UEVF www.uevf.org.

Quy trình khám chữa bệnh

Dưới đây là các bước cần tuân theo đế bạn có thể nhận được khoản bảo hiểm tối ưu đối với hệ thống LMDE. Đối với SMEREP, hình thức thực hiện cũng gần tương tự.

2.Thế nào là thẻ bảo hiểm điện tử ?

Từ lúc bạn chính thức đăng ký bảo hiểm, các hãng bảo hiểm sẽ làm cho bạn một thẻ Vitale mới, chứng nhận những quyền lợi riêng của bạn ở chế độ sinh viên của BHXH. Cá nhân và đích danh, Sử dụng thẻ Vitale cho phép bạn thanh toán trong khuôn khổ hoàn trả tiền một cách đơn giản và nhanh chóng (bạn không cần trả tiền bằng thẻ ngân hàng trước rồi mới đợi BHXH hoàn lại mà trả trực tiếp qua thẻ Vitale).

Thẻ Vitale chứa đựng tất cả những thông tin liên quan đến bạn: Họ và tên, số bảo hiểm xã hội, hệ thống cơ cấu thành viên, những danh sách quyền lợi mà bạn được hưởng, những quyền lợi ưu tiên của bạn ở bảo hiểm xã hội. Những thông tin đó tương ứng với những thông tin đã được đưa ra trong giấy chứng nhận đi kèm theo thẻ của bạn.

Trình thẻ Vitale của bạn một cách có hệ thống cho người chãm sóc sức khoẻ của bạn (bác sĩ đa khoa, chuyên khoa, nha sĩ, dược sĩ…) hoặc ở nơi chăm sóc sức khoẻ của bạn (bệnh viện, trạm xá, trung tâm y tế…). Những chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho bạn hầu hết được trang bị một thiết bị đọc thẻ đảm bảo việc truyền giấy khám sức khoẻ điện tử (FSE) đến các hãng bảo hiểm (LMDE hoặc SMEREP). Bạn đến gặp một chuyên gia y tế để khám bệnh, ngay sau khi nhận được giấy khám bệnh điện tử (FSE)

với thông tin liên quan đến bạn, bảo hiểm sẽ có trách nhiệm hoàn trả chi phí y tế mà bạn được hưởng trong vòng 5 ngày bằng cách chuyển khoản. Khi bạn đã có thẻ bảo hiểm Vitale, thẻ của bạn và chứng nhận của nó được sẽ có giá trị trên toàn nước Pháp, dù bạn học ở bất kỳ nơi nào. Đặc biệt lưu ý, khi mất thẻ bảo hiểm, bạn phải báo cho chi nhánh bảo hiểm ngay lập tức.